Hệ thống cảnh giới Bàn Long đầy đủ nhất

Bàn Long là tiểu thuyết thuộc thể loại tây phương huyền huyễn của tác giả Ngã Cật Tây Hồng Thị, hoàn thành vào tháng 6 năm 2009. Kể về nhân vật chính Lâm Lôi vô tình nhặt được Bàn Long giới chỉ, trong đó có linh hồn của Đức Lâm Kha Ốc Đặc, một Thánh vực ma đạo sư cường đại, kiến thức uyên thâm. Giúp hắn tìm hiểu ma pháp, từng bước trở thành một ma pháp sư đỉnh cao

Vậy con đường tu luyện của Lâm Lôi trong Bàn Long là như thế nào? Cảnh giới Bàn Long được phân chia ra sao? Hãy cùng CanhGioi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Sơ lược Bàn Long

“Bàn Long” là một bộ tiểu thuyết kể về hành trình của Lâm Lôi Ba Lỗ Khắc, một chàng trai sinh ra trong gia tộc Long Huyết Chiến Sĩ, vốn là hậu duệ của Thanh Long tộc, một trong Tứ đại thần thú gia tộc. Tuy nhiên, đến thời của Lâm Lôi, dòng máu này đã suy tàn. Người được thừa hưởng huyết mạch Long Huyết thiên tài lại là em trai của anh.

Mặc dù không sở hữu huyết mạch Long Huyết, Lâm Lôi lại có thiên phú tu luyện ma pháp. Sau khi gia nhập học viện ma pháp, anh đã mang lại vinh quang cho gia tộc đang lụi tàn. Trong một lần gặp được cơ duyên, Lâm Lôi nhận được Bàn Long Giới Chỉ. Với những nỗ lực không ngừng và ý chí quyết tâm, anh đã tu luyện ma pháp đến cực hạn.

Tuy nhiên, biến cố gia đình đã xảy ra. Để trả thù cho người thân, Lâm Lôi càng cố gắng tu luyện, trở nên mạnh mẽ hơn. Anh tìm về nguồn cội tổ tiên, vực dậy gia tộc, và tìm lại linh hồn của bạn bè và người thân. Cuối cùng, anh trở thành Lâm Mông, một trong những Chưởng Khống Giả của vũ trụ.

Chuyện tình trong “Bàn Long” đánh dấu một bước tiến trong phong cách viết của tác giả Cà Chua. Khác với sự khô khan và lơ là trong “Tinh Thần Biến”, tình cảm trong “Bàn Long” đưa độc giả đi qua nhiều cung bậc cảm xúc. Một tình yêu lãng mạn ngỡ sẽ bền lâu nhưng hoá ra lại yếu ớt không chịu nổi một kích, một người luôn bên cạnh hết lòng bảo vệ hy sinh cho mình nhưng lại chưa đủ sẵn sàng để đón nhận.

Với kết cấu câu chuyện chặt chẽ và lời văn chân chất, “Bàn Long” mang đậm phong cách của Ngã Cật Tây Hồng Thị. Đây là một tác phẩm không thể bỏ qua dành cho những người hâm mộ Cà Chua.

Sơ lược Bàn Long

Hệ thống tu luyện cảnh giới trong Bàn Long

Cảnh giới Ma Pháp Sư

  • Sơ cấp ma pháp sư: Bao gồm cấp một và cấp hai.
  • Trung cấp ma pháp sư: Gồm cấp ba và cấp bốn.
  • Cao cấp ma pháp sư: Gồm cấp năm và cấp sáu.
  • Cấp bảy – Đại Ma Pháp Sư: Ở cảnh giới này, ma pháp lực từ trạng thái sương mù chuyển sang dạng lỏng, và tinh thần lực tăng gấp 10 lần so với cấp sáu.
  • Cấp tám – Ma Đạo Sư.
  • Cấp chín – Đại Ma Đạo Sư: Ở cảnh giới này, tuổi thọ của ma pháp sư đạt tới giới hạn tối đa của con người, khoảng 500 tuổi.
  • Thánh Vực ma pháp sư: Đây là cảnh giới cao nhất, khi linh hồn và thân thể của ma pháp sư đạt được sự thay đổi, trở nên bất lão bất tử và tự động có khả năng phi hành.
  • Thánh Vực sơ giai: Nhờ việc điều khiển ma pháp nguyên tố trong thời gian dài, ma pháp sư tự động lĩnh ngộ được quy luật của trời đất.
  • Thánh Vực trung kỳ: Có thể dùng một lượng tinh thần lực nhỏ để điều khiển nhiều ma pháp nguyên tố nhất.
  • Thánh Vực đỉnh phong: Bắt đầu lĩnh ngộ pháp tắc huyền ảo, tương ứng với nguyên tố mà họ tu luyện, ví dụ như đất chi nguyên tố.
  • Thánh Vực cực hạn: Huyền ảo lĩnh ngộ chín mươi chín phần trăm, chênh lệch một bước liền hoàn toàn lĩnh ngộ một loại huyền ảo

cảnh giới Ma Pháp Sư

Cảnh giới Chiến Sĩ

  • Chiến sĩ cấp một đến cấp sáu: Ở cấp sáu, sức mạnh cơ thể của chiến sĩ đạt tới giới hạn tối đa của con người bình thường.
  • Chiến sĩ cấp bảy và cấp tám: Ở những cảnh giới này, lực lượng và tốc độ của chiến sĩ đạt tới mức hoàn mỹ. Họ cũng có thể sáng tạo ra những tuyệt chiêu độc nhất vô nhị.
  • Chiến sĩ cấp chín: Tuổi thọ của chiến sĩ ở cấp này đạt tới giới hạn tối đa của con người, khoảng 500 tuổi. Họ cũng lĩnh ngộ được kỹ năng “cử trọng nhược khinh” hoặc “cử khinh nhược trọng”.
  • Thánh Vực chiến sĩ: Đây là cấp độ cao nhất, khi linh hồn và thân thể của chiến sĩ đạt được sự thay đổi, trở nên bất lão bất tử và tự động có khả năng phi hành. Tinh thần lực của họ tương đương với Ma Đạo Sư cấp tám, và đấu khí đạt tới giới hạn mà nhân thể có thể chứa đựng.
  • Thánh Vực sơ kỳ: Chiến sĩ bắt đầu lĩnh ngộ quy luật của trời đất.
  • Thánh Vực trung giai: Chiến sĩ hoà mình vào tự nhiên, thấu hiểu sâu sắc quy luật của trời đất.
  • Thánh Vực đỉnh phong: Chiến sĩ bắt đầu lĩnh ngộ pháp tắc huyền ảo.
  • Thánh Vực cực hạn: Huyền ảo lĩnh ngộ chín mươi chín phần trăm, chênh lệch một bước liền hoàn toàn lĩnh ngộ một loại huyền ảo

Thần

Được chia thành hai loại: luyện hóa thần cách và độc lập thành thần. Những người độc lập thành thần, mỗi lần thăng cấp, linh hồn của họ sẽ được tẩy lễ bởi pháp tắc thiên địa.

Các cảnh giới thần bao gồm:

Hạ Vị Thần: Hoàn toàn lĩnh ngộ một loại huyền ảo hoặc dung hợp một nửa của hai loại huyền ảo.

Trung Vị Thần:

  • Hoàn toàn lĩnh ngộ hai loại huyền ảo.
  • Phong hệ Trung Vị Thần: Hoàn toàn lĩnh ngộ ba loại huyền ảo hoặc dung hợp hai loại huyền ảo.

Thượng Vị Thần: Hoàn toàn lĩnh ngộ tất cả huyền ảo trong một hệ.

Đại viên mãn Thượng Vị Thần: Hoàn toàn lĩnh ngộ và dung hợp toàn bộ huyền ảo trong một hệ, đồng thời được trời ban cho một đơn vị ý chí uy năng đại viên mãn.

Khi đạt tới cảnh giới Hạ Vị Thần, những người độc lập thành thần cần lựa chọn giữa việc hòa tan thần cách vào thân thể hoặc đặt nó bên ngoài cơ thể. Nếu chọn đặt thần cách bên ngoài, linh hồn của họ sẽ tách thành hai phần, tạo ra một phân thân thần, tương đương với việc có thêm một mạng sống. Bản tôn vẫn có thể tu luyện các pháp tắc khác, nhưng điều này sẽ gây tổn thương nghiêm trọng cho linh hồn. Nếu chọn hòa tan thần cách vào thân thể, cơ thể của họ sẽ được cải tạo thành thần thể, nhưng linh hồn và thần cách sẽ dung hợp, khiến họ mất đi khả năng tu luyện các pháp tắc khác. Thông thường, khi linh hồn dung hợp với thần cách, họ chỉ có thể cảm ứng được thuộc tính tương ứng, nhưng những người có linh hồn biến dị có thể cảm ứng được các nguyên tố khác.

Các vị thần có thể hấp thụ sức mạnh từ sự tín ngưỡng của những người phàm trần có cùng thuộc tính. Sức mạnh tín ngưỡng này có thể bảo vệ linh hồn ở một mức độ nhất định và hỗ trợ việc tu luyện, tuy nhiên, hiệu quả trong việc hỗ trợ tu luyện là hạn chế.

Thần

Luyện hóa thần cách

Hạ Vị Thần Cách:

Yêu cầu luyện hóa: Nhỏ máu nhận chủ và đạt cảnh giới Thánh Vực.

Trung Vị Thần Cách:

Yêu cầu luyện hóa: Nhỏ máu nhận chủ, đạt cảnh giới Hạ Vị Thần và thần cách có thuộc tính tương xứng.

Thượng Vị Thần Cách:

Yêu cầu luyện hóa: Nhỏ máu nhận chủ, đạt cảnh giới Trung Vị Thần và thần cách có thuộc tính tương xứng.

Đối với những người luyện hóa thần cách, thần cách và linh hồn của họ không tương xứng, việc dung hợp huyền ảo trở nên khó khăn hơn, khiến họ mất đi cơ hội trở thành Đại Viên Mãn Thượng Vị Thần. Việc lĩnh ngộ huyền ảo cũng trở nên khó khăn hơn, và họ chỉ có thể tăng cường sức mạnh bằng cách tiếp tục luyện hóa thần cách.

Các vị thần có thể cảm ứng và hấp thụ thần lực từ không gian nguyên tố tương ứng với thuộc tính của thần cách. Cấp độ của thần cách càng cao và độ phù hợp giữa thần cách và linh hồn càng lớn, thì thần lực hấp thụ được sẽ càng tinh khiết. Tuy nhiên, tốc độ hấp thụ thần lực rất chậm. Trong điều kiện bình thường, thần lực của những vị thần luyện hóa thần cách thường kém hơn so với thần lực của các vị thần độc lập thành thần cùng cấp.

luyện hóa thần cách

Đặc thù xưng hào

(Địa Ngục gọi là ác ma, Minh giới gọi là yêu ma, Phong hệ Thần vị mặt gọi là phong liệp giả. Mặc dù xưng hô khác nhau nhưng hàm nghĩa tương đồng)

Nhất tinh và Nhị tinh ác ma: Tương đương với Trung Vị Thần khá mạnh.

Tam tinh ác ma: Tương đương với Trung Vị Thần đỉnh phong hoặc luyện hóa thần cách Thượng Vị Thần.

Tứ tinh ác ma: Tương đương với Thượng Vị Thần phổ thông. Luyện hóa thần cách Thượng Vị Thần tối cao là tứ tinh.

Ngũ tinh ác ma: Tương đương với Thượng Vị Thần đã hoàn toàn dung hợp hai loại huyền ảo. Phong hệ đại khái có ba loại.

Lục tinh ác ma: Tương đương với Thượng Vị Thần đã hoàn toàn dung hợp ba loại huyền ảo. Phong hệ đại khái có bốn đến năm loại.

Thất tinh ác ma, thành chủ: Tương đương với Thượng Vị Thần đã hoàn toàn dung hợp bốn loại huyền ảo. Phong hệ đại khái có sáu loại.

Tu La, thống lĩnh, Phủ chủ: Tương đương với Thượng Vị Thần đã hoàn toàn dung hợp năm loại huyền ảo. Phong hệ đại khái có bảy đến tám loại.

Đặc thù xưng hào

Chủ Thần

Hạ vị Chủ Thần: 44 vị, luyện hóa một viên toàn hệ hạ vị Chủ Thần cách.

Trung vị Chủ Thần: 22 vị, luyện hóa một viên toàn hệ trung vị Chủ Thần cách.

Thượng vị Chủ Thần (còn gọi là Chúa tể): 11 vị, luyện hóa một viên toàn hệ thượng vị Chủ Thần cách.

Cảnh giới Chủ Thần được phân chia dựa trên ý chí uy năng mà họ đạt được. Trong điều kiện bình thường, ý chí uy năng giữa các đẳng cấp Chủ Thần gần nhau chênh lệch gấp trăm lần, tương đương với ý chí uy năng của nhiều Đại Viên Mãn Thượng Vị Thần.

Để luyện hóa Chủ Thần cách, bản thân phải tu luyện đến Thượng Vị Thần. Sau khi luyện hóa, không thể luyện hóa Chủ Thần cách cao hơn trong cùng hệ, nhưng có thể luyện hóa nhiều Chủ Thần cách khác biệt hệ.

Do ảnh hưởng của quy tắc thiên địa, Chủ Thần có thể hưởng dụng gần như vô hạn tín ngưỡng chi lực. Vì vậy, dù thiên phú bình thường, Chủ Thần vẫn có thể đạt tới đẳng cấp dung hợp năm loại huyền ảo.

Lực lượng bản thân Chủ Thần quá mạnh, không thể tiến vào vị diện vật chất. Nếu cưỡng ép tiến vào sẽ dẫn đến sụp đổ vị diện vật chất. Tuy nhiên, Chủ Thần xuất sinh từ vị diện vật chất vẫn có thể trở về quê hương của mình.

Do tính đặc thù, Chủ Thần chi lực và linh hồn chi lực của Chủ Thần trở thành cùng một dạng tồn tại, không phân biệt. Vì thế, thần có thể dùng Chủ Thần chi lực để thi triển công kích vật chất hoặc linh hồn.

Chủ Thần chi lực là nguyên liệu chế tạo Thần vị mặt và chí cao vị diện, nhưng phương thức chế tạo cụ thể chưa rõ. Ví dụ, mặc thạch từ hủy diệt Chủ Thần chi lực chế tạo ở Địa Ngục. Nếu biết phương pháp, có thể rút ra Chủ Thần chi lực từ tiền tệ, nhưng cần một lượng cực lớn. Thông thường, một gia tộc cổ xưa phải tích lũy tài phú vô số năm mới đủ để rút ra một giọt.

Chủ Thần sở hữu Chủ Thần cách có một loại quy tắc đặc thù, giúp họ có khả năng sáng tạo Thần vị mặt. Trong quá trình sáng tạo, họ có thể lĩnh ngộ sâu hơn về pháp tắc. Thông thường, một Chủ Thần chỉ sáng tạo Thần vị mặt một lần. Bảy đại Thần vị mặt được nhóm Chủ Thần đầu tiên liên thủ sáng tạo từ khi thế giới hình thành. Hiện tại, chỉ có Chủ Thần thuộc hệ pháp tắc đã từng sáng tạo Thvị mặt. Chưa rõ liệu Chủ Thần thuộc hệ quy tắc có khả năng sáng tạo hay không.

Vượt trên Chủ Thần

Chí Cao Thần: Có 4 vị, gồm Vận Mệnh, Hủy Diệt, Tử Vong và Sinh Mệnh. Họ sáng tạo ra 4 chí cao vị diện: Thiên giới, Địa Ngục, Minh giới và Sinh Mệnh thần giới. Chí Cao Thần là quy tắc thiên địa huyễn hóa và thể hiện, không thể tu luyện thành. Họ được Hồng Mông chưởng khống giả sáng tạo. Định kỳ, một trong số Chí Cao Thần sẽ tuyên bố một nhiệm vụ. Kẻ hoàn thành nhiệm vụ có thể đưa ra một yêu cầu với Chí Cao Thần, nhưng không được trái với quy tắc. Đến nay đã có 7 nhiệm vụ được tuyên bố.

Hồng Mông chưởng khống giả: Xông phá luân hồi vũ trụ, siêu thoát vực ngoại, chưởng khống Hồng Mông, thậm chí có thể sáng tạo vũ trụ. Phải luyện thành Hồng Mông chi thể hoặc Huyền Hoàng bất diệt thể mới có thể xông phá vũ trụ. Lâm Lôi dung hợp bốn loại Chủ Thần chi lực có thể luyện thành Hồng Mông chi thể.

Trên đây là toàn bộ hệ thống tu luyện cấp bậc cảnh giới trong Bàn Long. Nếu các đạo hữu thấy bài viết này hữu ích thì đừng quên chia sẻ nó đến với mọi người nhé.

Đánh giá bài viết

Advertisement

Lý Mộ Uyển là...

Lý Mộ Uyển (李慕婉) nữ chính và cũng là...

Diêu Hi là ai?...

Diêu Hi (姚曦 – Yao Xi) là một nhân...

Thần Khê là ai?...

Thần Khê (晨溪 – Chen Xi) là nhân vật...

Nhan Như Ngọc là...

Nhan Như Ngọc (颜如玉) là một trong những nhân...

10+ ảnh Đường Tam...

Đường Tam là nhân vật chính trong tiểu thuyết...

10+ ảnh Tiêu Viêm...

Tiêu Viêm ( Viêm Đế) là nhân vật chính...

Hắc Hoàng là ai? Tiểu sử Hắc Hoàng Già Thiên

Hắc Hoàng (黑皇) hay còn gọi là Tiểu Hắc là một nhân vật trọng yếu trong tác phẩm Già Thiên của tác giả Thần...

Lý Mộ Uyển là ai? Tiểu sử nhân vật Lý Mộ Uyển

Lý Mộ Uyển (李慕婉) nữ chính và cũng là thê tử của Vương Ma Đầu trong tác phẩm Tiên Nghịch của tác giả Nhĩ...

Diêu Hi là ai? Tiểu sử Dao Quang Thánh Nữ Già Thiên

Diêu Hi (姚曦 – Yao Xi) là một nhân vật nữ phụ trong tiểu thuyết tiên hiệp Già Thiên của tác giả Thần Đông....

Thần Khê là ai? Tiểu sử Thần Khê Già Thiên

Thần Khê (晨溪 – Chen Xi) là nhân vật nữ phụ trong tác phẩm Già Thiên của tác giả Thần Đông. Nàng mang trong...

Nhan Như Ngọc là ai? Tiểu Sử Nhan Như Ngọc

Nhan Như Ngọc (颜如玉) là một trong những nhân vật nữ chính trong tác phẩm "Già Thiên" của tác giả Thần Đông. Nàng tựa...

10+ ảnh Đường Tam Đấu La Đại Lục 4k đẹp nhiều người xem

Đường Tam là nhân vật chính trong tiểu thuyết Đấu La Đại Lục của tác giả Đường Gia Tam Thiếu. Ở kiếp trước, Đường Tam...

10+ ảnh Tiêu Viêm Đấu Phá Thương Khung 4k đẹp nhiều người xem

Tiêu Viêm ( Viêm Đế) là nhân vật chính trong bộ tiểu thuyết tiên hiệp huyền huyễn Đấu Phá Thương Khung của tác giả...

Phương Hàn là ai? Tiểu sử Phương Hàn Vĩnh Sinh

Phương Hàn (方寒 - Fang Han), nhân vật chính trong tác phẩm nổi tiếng Vĩnh Sinh của tác giả Mộng Nhập Thần Cơ. Kỷ...

Tử Nghiên là ai? Tiểu sử Tử Nghiên Đấu Phá Thương Khung

Tử Nghiên (紫妍 – Zi Yan) là một trong những nhân vật nữ chính trong tiểu thuyết huyền huyễn “Đấu Phá Thương Khung” của...